Bạn thân mến! Có lẽ khi bạn mới bắt đầu thiết kế website thì chắc hẳn bạn cũng đã từng ít nhất 1 lần đặt ra câu hỏi này khi tìm hiểu về nó. Nên chọn hosting Việt Nam hay quốc tế? Hosting nào sẽ tốt hơn?
Xuân cũng đã từng hỏi bản thân câu này và cũng đã từng rất nhiều lần tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi trên. Và với kinh nghiệm đã từng sử dụng rất nhiều dịch vụ hosting cả trong nước và quốc tế từ giá rẻ nhất cho đến giá cao mình quyết định viết thêm bài này để bạn có thể hiểu rõ và có thêm thông tin để tự đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân. Nếu bạn chưa hiểu khái niệm hosting là gì thì hãy dừng lại và đọc bài viết này của mình trước nha:
Cấu tạo của 1 website gồm những gì? 3 thành phần chính của website
Dù đã có nhiều người viết về vấn đề này nhưng không vì thế mà Xuân lại dừng lại việc chia sẻ vì mỗi người 1 góc nhìn, Xuân chia sẻ cũng từ trải nghiệm cá nhân và biết đâu đó nó lại là 1 luồng gió mát giúp bạn khai thông bế tắc và nóng lực trong những ngày hè..Nó giống như một ly kem mát lạnh mà bạn chuẩn bị được thưởng thức giữa cái thời tiết 40 độ của Hà Nội vậy.. Thật là cảm giác!!!
Tiêu chí lựa chọn hosting
Xuân sẽ không đề cập đến việc lựa chọn domain ( tên miền ) vì nó không ảnh hưởng mấy đến website của bạn ( ngoài vấn đề chênh lệch 1 chút về giá cả ra thì không có gì khác biệt cho lắm).
Xuân sẽ nói 1 vài tiêu chí để bạn có thể đưa ra lựa chọn mua hosting phù hợp.
Mục đích sử dụng hosting
Wow! Xuân phải nói vấn đề này đầu tiên vì nó sẽ là tiêu chí đầu tiên để bạn có thể chọn 1 hosting phù hợp. Bạn phải xác định rõ mục đích sử dụng hosting của bạn là gì? Nhằm phục vụ những gì?
Ở đây tức là bạn sử dụng nó cho 1 website dạng cá nhân hay 1 doanh nghiệp, hay bạn sử dụng hosting để làm dịch vụ với hàng chục website khác nhau trên 1 hosting.
Thường thì các nhà cung cấp sẽ có 2 dạng hosting để đáp ứng 2 nhu cầu cơ bản đó là Web hosting: dạng hosting này phù hợp với những người làm webiste nhỏ dạng blog cá nhân, blog tin tức.v.v.
Business hosting: đây là dạng hosting dành cho doanh nghiệp: Tức là sử dụng cho website có dữ liệu lớn hơn, phù hợp với cả người làm dịch vụ với nhiều website cùng đặt lưu trữ trên 1 hosting.
Ngoài ra thì còn có VPS hosting: Dành cho những người có nhu cầu cao hơn nữa. Tức là bạn thuê hẳn 1 máy chủ ảo để lưu trữ dữ liệu website của mình. Mỗi VPS hosting là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt, có một phần CPU riêng, dung lượng RAM riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ IP riêng và hệ điều hành riêng, người dùng có toàn quyền quản lý root và có thể restart lại hệ thống bất cứ lúc nào. Với VPS thì mình chưa sử dụng nên mình sẽ không nói nhiều về dạng này. Bạn có thể lên Google để tìm hiểu thêm.
Cấu hình hosting
Sau khi xác định được mục đích sử dụng hosting rồi bạn sẽ lựa chọn cấu hình cho phù hợp với mục đích sử dụng của mình. Các tiêu chí để lựa chọn bao gồm 1 số tiêu chí cơ bản như: dung lượng ổ cứng, Ram, CPU, Băng thông…..
Bạn hình dung chọn cấu hình cho hosting cũng như chọn cấu hình cho máy tính vậy. Hosting là nơi lưu trữ dữ liệu website của bạn và có nhiệm vụ là giúp google có thể truy xuất dữ liệu và hiển thị ra cho người dùng khi người dùng tìm kiếm vì vậy lựa chọn cấu hình phù hợp sẽ giúp website của bạn hoạt động ổn định và mượt mà hơn. Ví dụ: sử dụng ổ cứng SSD thì tốc độ trích xuất và đọc dữ liệu sẽ nhanh hơn HDD dẫn tới việc hiển thì ra cho người dùng cũng nhanh hơn…
Chọn trung tâm máy chủ ( Data Center)
Trung tâm máy chủ là nơi đặt hosting để lưu trữ dữ liệu của bạn… Trung tâm máy chủ càng gần với vị trí độc giả của bạn thì tốc độ truy xuất dữ liệu và hiển thị ra website của bạn càng nhanh. Bạn hình dung đơn giản thế này.
Nếu trung tâm máy chủ là 1 thư viện thì mỗi hosting lưu trữ website của bạn sẽ là 1 cuốn sách và thuộc 1 chủ đề khác nhau. Giờ 1 độc giả ở Hồ Chí Minh muốn truy cập vào website của bạn, bạn đang đặt hosting tại Hà Nội thì sẽ nhanh hơn nhiều so với bạn đặt hosting tại Singapore. Và ngược lại nếu độc giả của bạn ở Singapore mà đặt Hosting tại Hà Nội thì tốc độ truy cập sẽ chậm hơn nhiều so với việc đặt hosting ở Singapore.
Nên chọn hosting Việt Nam hay quốc tế?
Nêu bạn đọc đến đây thì chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho riêng mình: Nó sẽ phụ thuộc vào độc giả mà bạn muốn tiếp cận. Độc giả của bạn đến từ đâu? Là người Việt hay người nước ngoài?
Nếu đối tượng truy cập đa số là người Việt Nam thì không lý do gì bạn không chọn host Việt Nam. Ngoài lợi thế về tốc độ truy cập, các website lưu trữ ở Việt Nam thường sẽ được ưu tiên hơn trong các truy vấn tìm kiếm từ Việt Nam. Thực ra thì hosting nước ngoài cũng khá ổn nhưng bất lợi lớn ở Việt Nam là hay đứt cáp nên nếu sử dụng hosting nước ngoài có thể sẽ bị chậm hơn khi đứt cáp.
Nếu đối tượng độc giả là người nước ngoài thì bạn có thể cân nhắc các dịch vụ hosting ở nước ngoài..
Cuối cùng mình xin tổng hợp lại ưu và nhược điểm mà mình đã tham khảo từ blog wpcanban để bạn có cái nhìn và hình dung và có câu trả lời cho câu hỏi nên chọn hosting Việt Nam hay quốc tế.
Host Việt Nam
Ưu điểm | Nhược điểm |
---|---|
Tốc độ nhanh hơn khi truy cập tại Việt Nam. | Tốc độ truy cập chậm từ nước ngoài. |
Dễ dàng đăng ký và thanh toán. Không cần tài khoản Paypal hay thẻ Visa quốc tế. | Giá hơi đắt, dung lượng lưu trữ và băng thông không cao (khi so với host nước ngoài có cùng mức giá). |
Hỗ trợ kỹ thuật bằng tiếng Việt. | Hệ thống backup và các tính năng của host không bằng được nước ngoài. |
Thời gian làm việc phù hợp với người Việt Nam. | Bot tìm kiếm khó thu thập dữ liệu, đặc biệt là khi cáp quang từ Việt Nam đi quốc tế gặp vấn đề. |
Thoáng hơn trong việc sử dụng các phần mềm, script không có bản quyền. | Thường có khả năng bảo mật kém hơn, dễ bị tấn công hơn. |
Được pháp luật Việt Nam bảo vệ quyền lợi. | Thường chậm trễ trong việc triển khai các công nghệ mới. |
Ít khi giới hạn số lượng file lưu trữ. | Nhân viên kỹ thuật đôi lúc trình độ chưa được cao. |
Host nước ngoài
ƯU ĐIỂM | NHƯỢC ĐIỂM |
---|---|
Tốc độ truy cập rất nhanh từ nước ngoài, bots tìm kiếm dễ index dữ liệu, kể cả khi có sự cố đường truyền quốc tế. | Tốc độ truy cập có thể hơi chậm từ Việt Nam, đặc biệt là những lúc có sự cố đường truyền quốc tế. |
Giá rẻ hơn các host Việt Nam có cùng mức băng thông và dung lượng lưu trữ. Một số nhà cung cấp còn đưa ra thông số không giới hạn cho băng thông và dung lượng lưu trữ. | Hỗ trợ bằng tiếng Anh là chủ yếu, không hỗ trợ tiếng Việt. Đây là một trở ngại rất lớn nếu bạn không thạo ngoại ngữ. |
Hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán trực tuyến như thẻ Visa, Mastercard hay Papal. | Rất nghiêm túc trong việc bảo vệ bản quyền. Không cho phép lưu trữ, sử dụng các sản phẩm vi phạm bản quyền. Nếu cố tình làm trái có thể sẽ bị khóa tài khoản. |
Một số host có hệ thống backup rất chuyên nghiệp. | Quản lý tài nguyên server rất chặt chẽ. Site nào sử dụng quá tài nguyên cho phép sẽ bị tạm khóa ngay lập tức. |
Server thường có cấu hình cao, công nghệ tiên tiến, hoạt động ổn định, ít khi xảy ra sự cố nghiêm trọng. | Múi giờ làm việc lệch so với Việt Nam. Do đó bạn có thể sẽ gặp một chút khó khăn nếu muốn liên hệ với họ. |
Đôi khi không chấp nhận IP Việt Nam vì sợ bị lừa đảo. Điều này xảy ra rất nhiều ở các dịch vụ hosting miễn phí. | |
Một số dịch vụ hosting thường giới hạn số lượng file lưu trữ. Nếu mã nguồn website của bạn có nhiều file, hãy lưu ý đến vấn đề này. |
Một số nhà cung cấp hosting trong nước và quốc tế uy tín
Sau đây mình xin điểm qua một số nhà cung cấp hosting mà mình đã sử dụng để các bạn có thể tham khảo. Đây là những nhà cung cấp mình đã từng sử dụng qua và đánh giá là uy tín. Tại nước ngoài có các nhà cung cấp như:
Tại Việt Nam có
Trên đây là chia sẻ của mình về nội dung nên chọn hosting Việt Nam hay quốc tế. Hi vọng sau bài này bạn có thể có cái nhìn tổng quan hơn và không còn băn khoăn về việc chọn hosting nào nữa.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại bình luận ở phía dưới. Mình sẽ hỗ trợ và giải đáp cho bạn.