Có rất nhiều nền tảng để bạn có thể thiết kế và cài đặt 1 website nhưng mình nghĩ để có thể nhanh và hiệu quả nhất thì không gì có thể thay thế được WordPress.
WordPress là gì?
WordPress là một phần mềm mã nguồn mở (miễn phí) được viết bằng ngôn ngữ PHP và hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Phần mềm quản lý nội dung(CMS) mà bạn có thể sử dụng để tạo ra các trang web.
Nói một cách đơn giản đó là một công cụ giúp bạn làm một trang web, blog hoặc tin tức cho riêng bạn. Và đây là một trong những CMS tốt nhất bạn có thể chọn sử dụng để tạo trang web cho riêng mình.
WordPress được phát triển nhằm phục vụ đối tượng người dùng phổ thông. Không cần có quá nhiều kiến thức về lập trình hay website nâng cao. Vì các thao tác trong WordPress rất đơn giản. Giao diện quản trị trực quan, giúp bạn có thể nắm rõ cơ cấu quản lý một website WordPress trong thời gian ngắn.
Nhưng WordPress cũng đủ mạnh và linh hoạt để phục vụ cho những ai đã am hiểu công nghệ. Hoặc chạy trang web cho việc kinh doanh.
Nếu bạn đang muốn bắt đầu tạo lập một trang Web, hay Blog thì WordPress chính là sự lựa chọn thích hợp.
Đây cũng là sự lựa chọn của hơn 25% trong mười triệu trang web hàng đầu hiện nay. Các trang web nổi tiếng thế giới như: TechCrunch, Mashable, CNN, BBC America, Variety, Sony Music, MTV News, Bata, Quartz….
Như vậy là mình đã nói qua cho các bạn biết về nền tảng để chúng ta thiết kế website rồi bây giờ mình sẽ hướng dẫn thiết kế website bằng wordpress vòng 15 phút nha.
Hướng dẫn thiết kế website bằng wordpress miễn phí
Nếu bạn lười đọc thì có thể xem video cài đặt WordPress ở đây
Chuẩn bị Domain, hosting
Để tạo website bạn cần có địa chỉ website và 1 nơi lưu trữ là hosting. Nếu bạn nào chưa có thì xem lại bài hướng dẫn mua hosting tặng domain miễn phí của mình ở bài trước nhé
Bài trước: Hướng dẫn mua hosting tặng domain miễn phí với Host Armada
Cài đặt wordpress
Đối với các nhà cung cấp khác thì các bạn cũng làm tương tự. Ở đây mình hướng dẫn cài đặt wordpress trên Cpanel của Host Armada. Mỗi nhà cung cấp hosting domain thì các bạn chỉ cần truy cập vào tài khoản của mình và vào phần Cpanel.
Đầu tiên các bạn vào Host Armada và bấm vào Sign in để đăng nhập.
Sau đó thì nhập email và mật khẩu tài khoản của bạn vào để đăng nhập.
Sau khi đăng nhập thành công thì bạn hãy vào Cpanel để bắt đầu cài đặt wordpress. Giao diện Cpanel sẽ như này.
Kéo xuống dưới và chọn phần WordPress để cài đặt.
Bấm Install Now để bắt đầu cài đặt.
Sau đó các bạn bắt đầu cài đặt các thông tin cho website của mình.
Tiếp theo các bạn hãy nhập thông tin bao gồm:
Username: Tên đăng nhập của bạn
Password: Mật khẩu
Email: email để nhận những thông báo từ WordPress.
Phần username và password chính là thông tin để bạn đăng nhập vào trang quản trị website và đăng bài sau này..
Tích chọn thêm phần Classic Editor để chọn trình soạn văn bản cổ điển của WordPress. Mình thấy trình soạn thảo mới khá khó dùng nên mình khuyên các bạn nên chọn để dễ sử dụng hơn.
Cuối cùng bạn kéo xuống dưới và bấm Install để hoàn tất thông tin và bắt đầu cài đặt website với WordPress.
Bạn chờ đợi khoảng vài phút để hệ thống bắt đầu tiến hành cài đặt..
Sau vài phút cài đặt là nó sẽ báo cài đặt thành công như hình.
Phần mũi trên ở trên chính là đường dẫn website của bạn và phía dưới là đường dẫn để bạn truy cập vào trang quản trị website của mình.
Bạn thử truy cập lại vào địa chỉ website của mình xem đã cài đặt thành công chưa nhé. Nếu đã thành công nó sẽ ra giao diện như này.
Vì chưa có nội dung nên website của bạn sẽ đơn giản như này. Mình sẽ hướng dẫn bạn từng phần 1 nhé.
Đăng nhập và làm quen với trang quản trị website
Đầu tiên bạn cần làm quen với trang quản trị website của bạn. Đó là nơi mà ta có thể quản lý các bài viết, đăng bài, sản phẩm, tùy biến website của mình.
Bạn hãy truy cập vào trình duyệt và truy cập vào được dẫn sau:
“Your-site/wp-admin”
Trong đó:
Your-site: chính là địa chỉ website của bạn. Ví dụ của mình là xuanmkt.com thì mình sẽ truy cập vào đường dẫn: xuanmkt.com/wp-admin.
Giao diện đăng nhập sẽ hiện ra. Bạn nhập thông tin mà mình đăng ký lúc đầu vào để đăng nhập. Không nhớ thì kéo lên trên nha.
Sau khi bấm vào đăng nhập thì sẽ hiện ra giao diện trang admin như sau:
Giao hiện tại đang hoàn toàn bằng Tiếng Anh. Nếu bạn muốn chuyển sang tiếng việt thì hãy nhìn vào thanh công cụ phía bên tay trái, Tìm đến thư mục Setting => chọn General =>Sau đó chọn phần Site Language để đổi sang tiếng việt nha.
Sau đó kéo xuống dưới và chọn save change để lưu thay đổi.
Mình sẽ đi giải thích thích từng phần trong trang quản trị để bạn nắm rõ nhé.
Dashboard: Phần này là trang tổng quan khi bạn đăng nhập vào phần quản trị. Nó sẽ giúp bạn kiểm tra tình trạng sức khỏe website, những tin tức mới nhất về các sự kiện của WordPress ở gần bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể đi đến các phần để tạo nhanh 1 bài viết, tùy biến trang chủ, quản lý menu widget ở đây.
Posts: Nơi quản lý các bài viết trên website: có thể tạo mới, thêm sửa xóa bài viết, phân loại bài viết cho từng chuyên mục.
Media: nơi lưu trữ các file hình ảnh , âm thanh hay video mà bạn tải lên.
Page: Bạn có thể tạo các trang page và thêm sửa xóa ở đây. Page là những trang tĩnh có nội dung ít và hầu như không thay đổi như: về tôi, liên hệ..
Comment: Quản lý bình luận của khách hàng. Bình luận của khách hàng có thể sẽ cần bạn phê duyệt và chọn lọc trước khi public lên website tránh trường hợp spam comment.
Appearance: Phần này giúp bạn có thể điều chỉnh và tùy biến giao diện, widget, menu, background cho website của mình.
Plugins: Hiểu đơn giản nó là những trình cắm giúp bạn có thể bổ sung thêm tính năng cho website của bạn.
Users: Nơi quản lý các thành viên. Khi website của bạn lớn thì mình bạn sẽ cần nhiều người để quản lý website. Bạn có thể tạo các tài khoản và giao cho nhân viên của mình quản lý cũng như đăng bài trên website.
Tools: Bạn có thể nhập hoặc xuất dữ liệu website ở đây.
Setting: Chỉnh sửa tiêu đề và tối ưu đường dẫn cho website.
Thay đổi giao diện cho website
Giao diện mặc định của wordpress khá chuối và đơn giản. Nên chúng ta sẽ đổi sang giao diện khác để quá trình thiết kế website bằng wordpress được hoàn thiện hơn.
Vào Appearance => Chọn themes => Add New
Có rất nhiều giao diện miễn phí ở đây và theo từng chủ đề khác nhau. Hãy chọn cho mình 1 themes phù hợp sau đó bấm và Install để cài đặt. Ở đây mình chọn themes có tên là Fairy.
Sau đó bấm Active để kích hoạt.
Sau đó chọn Home=> Visit site để quay lại trang chủ và xem thành quả.
Cài đặt Plugins
Plugin là trình cắm tức là cài thêm các phần mở rộng tính năng cho website của bạn.
Mình sẽ cài 1 số Plugin cơ bản như: classic editor, yoast SEO, easy table of content..
Quay lại trang quan trị dashboard => chọn Plugins => Add New
Sau đó bạn tìm kiếm từ khóa Classic editor trong thanh tìm kiếm và bấm Install now
Sau đó bấm Active để kích hoạt Plugins. Với Easy Table Of Content cũng làm tương tự. Nhớ active để kích hoạt plugins nhé.
Tiếp đến là Yoast SEO. Đây là plugins giúp bạn tối ưu website và bài viết của bạn chuẩn seo hơn, dễ được lên top google khi khách hàng tìm kiếm.
Chọn Plugins => Add New=> Gõ Yoast Seo và ô keyword => Bấm Install Now để cài đặt.
Sau đó chọn Active để kích hoạt.
Thiết lập đường dẫn chuẩn SEO
Đường dẫn chuẩn seo sẽ giúp website của bạn dễ lên top các từ khóa khi người dùng tìm kiếm hơn. Vì vậy chúng ta phải thiết lập chuẩn seo ngay từ đầu.
Vào Setting =>Permalink=> chọn Custom Structure sau đó xóa hết nội dung trong phần ô trống và chọn /%postname%/
Sau đó bấm Save Changes để lưu lại
Tạo bài viết đầu tiên trên website của bạn.
Để đăng một post, bạn truy cập vào WordPress Dashboard, click vào menu Posts bên tay trái.
Tại đây, bạn sẽ thấy giao diện của trang đăng/sửa post trong WordPress bao gồm khu vực nhập tiêu đề post, nội dung post, khung soạn thảo, chọn category, nhập tag (thẻ phân loại), format (định dạng) của bài post..v..v…
Bây giờ bạn có thể gõ tiêu đề post và nội dung post tùy thích, chẳng hạn như thế này
Khi soạn post, việc quan trọng nhất là bạn phải đưa post vào chuyên mục phù hợp, chuyên mục này trong WordPress tên là Categories. Bạn kéo xuống phần Categories trong trang soạn post bên phía tay phải và ấn Add New Category để tạo một categories mới.
Và bây giờ bạn có thể chọn category vừa tạo để đưa bài post đang soạn vào category đó.
Kế đến là phần Tag ở phía dưới, tag cũng là một chức năng để phân loại post nhưng thường được dùng với quy mô rộng hơn.
Phần cuối cùng là Featured Image, nghĩa là ảnh đại diện cho bài post này.
Mặc dù bạn có thể thêm nhiều tấm ảnh vào bài post bằng tính năng Add Image trên khung soạn thảo nhưng Featured Image thường được dùng để hiển thị ảnh đại diện cho từng post và nhiều theme, plugin có hiển thị ảnh đại diện cho từng post là sẽ lấy ảnh từ tính năng này.
Bạn có thể ấn vào nút Set featured image để thêm một ảnh đại diện bằng cách upload lên.
Sau khi up ảnh đại diện xong thì chọn Publish để đăng bài viết lên website của bạn.
Sau khi đăng lên website xong, bạn truy cập ra trang chủ website sẽ thấy post vừa đăng.
Tạo menu cho website
Chúng ta còn một phần trên website nữa đó là menu cho website là hoàn thành căn bản quá trình thiết kế website bằng wordpress . Để tạo được menu thì chúng ta sẽ tạo ra các chuyên mục và mỗi bài viết thì sẽ nằm trong 1 chuyên mục liên quan đó. Sau đó mỗi chuyên mục chúng ta sẽ kéo vào và tạo thành menu
Để tạo được chuyên mục chúng ta vào trang quản trị website : Dashboard => Post => Category
Ở phần Add New category bạn nhập tên vào phần Name là tên chuyên mục, phần Description là phần mô tả cho chuyên mục đó, sau đó bấm vào nút Add New Category để lưu lại.
Để tạo menu bạn vào Appearance => Chọn Menus
Phần Menu Name: điền tên menu bạn muốn tạo
Display Location: ví trí của menu, bạn nên chọn Primary Menu, là vị trí chính trên đầu. Sau đó chọn Create Menu để tạo.
Bây giờ chúng ta sẽ chọn các chuyên mục ra tạo thành menu con.
Chọn Category => View All=> tích chọn vào các chuyên mục muốn đưa ra menu => sau đó ấn Add to menu.
Sau đó bấm vào Save Menu để lưu lại. Giờ thì ra trang chủ và xem kết quả thôi.
Như vậy ở bài viết này mình đã hướng dẫn cho bạn cách thiết kế website bằng wordpress. Nếu bạn có thắc mắc hay gặp khó khăn gì hãy để lại bình luận phía dưới mình sẽ giải đáp.
Ở bài viết sau mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách để viết 1 bài viết chuẩn seo và lên top Google khi khách hàng tìm kiếm.
[…] Bài trước: Hướng dẫn thiết kế website bằng wordpress mới nhất 2021 […]